GIÁO DỤC TÂM LÝ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
I/ MỤC TIÊU:
- Cung cấp thông tin về bệnh cho người nhà, người bệnh
- Giúp người nhà hiểu được sự kỳ thị mà người bệnh phải đối mặt, hướng giải quyết
- Sau buổi tập huấn gia đình và người bệnh sẽ biết bệnh có thể chữa trị thành công và có tương lai tốt đẹp
II/ NỘI DUNG TƯ VẤN:
- Ở nhà con /em anh chị có biểu hiện như thế nào?
Người nhà mô tả lại các các triệu chứng của người bệnh
- Anh, chị có biết con em của mình bị bệnh gì không?
Người nhà trả lời đúng bệnh thì tư vấn viên khẳng định là đúng bệnh
Nếu người bệnh không trả lời được thì thông báo cho người bệnh biết
- Anh, chị biết bệnh tâm thần phân liệt và bệnh cơ thể có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau: Vì cơ thể và tâm thần là hai phần của một con người, do vậy cả hai loại bệnh điều là bệnh lý của con người
- Khác nhau: Bệnh cơ thể là bệnh của các cơ quan cấu tạo cơ thể, còn bệnh TTPL là bệnh của hệ thống tâm lý, tinh thần của con người
- Anh, chị có biết tỉ lệ bệnh trong cộng đồng?
Khoảng 1% người trong cộng đồng
- Nguyên nhân của bệnh?
Chưa rõ ràng, chỉ có các giả thuyết:
- Do rối loạn hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não
- Yếu tố gia đình nhưng với tỉ lệ thấp
(không do thần thánh, ma quỷ, hay gia đình bị tội lỗi kíp trước gây ra)
- Khi nào bệnh cần nhập viện?
Rối loạn hành vi nặng, có hành vi nguy hiểm cho bản thân và người khác, chống đối ăn uống, gia đình không quản lý được
- Anh, chị biết có mấy phương pháp điều trị?
- Thuốc: cần thiết cho mọi người bệnh
- Điều trị không dùng thuốc: Các liệu pháp điều trị tâm lý, hành vi nhận thức
- Anh, chị biết thời gian dùng thuốc là bao lâu?
Uống thuốc lâu dài
(sẽ có tương lai tốt đẹp khi uống thuốc lâu dài, đều đặn, không bỏ thuốc hoặc tự ý giảm liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, ngoài thuốc còn có giáo dục tâm lý, lao động liệu pháp, liệu pháp hành vi nhận thức… giúp người bệnh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề, dể dàng tái hòa nhập cộng đồng)
- Khi nào thì người bệnh được xuất viện? và uống thuốc tại nhà như thế nào?
- Xuất viện: Khi ổn định cảm xúc, tư duy và hành vi, ăn ngủ bình thường và bác sĩ đồng ý cho xuất viện
- Uống thuốc tại nhà: uống thuốc đều đặn theo đúng liều bác sĩ chỉ định.
- Tại sao người bi bệnh TTPL thường hay dẫn đến sự kỳ thị hơn một người bị bệnh cơ thể?
- Do mọi người không hiểu bệnh TTPL là gì.
- Phần lớn người bệnh TTPL không thừa nhận nó
- Sự kỳ thị đối với người bệnh thể hiện tại những lĩnh vực nào?
Giao tiếp ngoài xã hội, đi học và xin việc làm…
- Bản thân người bệnh, gia đình và cộng đồng làm giảm kỳ sự kỳ thị đối với người bệnh?
- Bản thân người bệnh và gia đình: thường cho mình thấp kém, không ai hiểu mình, che dấu bệnh, không dám tiếp xúc với ai. Vì vậy, để làm giảm sự kỳ thị thì phải nhận thức đây là bệnh có thể chữa trị thành công, có thể có công việc, có thể có gia đình như người bình thường khác
- Cộng đồng: Giải thích cho hàng xóm, bà con, đồng nghiệp biết bệnh TTPL là gì?, các biểu hiện?, tiến triển của bệnh và hệ thống điều trị có sẵn tại địa phương
VD: cũng như các bệnh điều trị lâu dài khác(hen suyễn, tăng huyết áp, đái tháo đường…), bệnh TTPL ít tái phát nếu uống thuốc ngoại trú điều đặn
*Tóm lại:
Bệnh Tâm thần phân liệt có thể có những giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu nắm vững các dấu hiệu tái phát thì có thể can thiệp kịp thời người bệnh sẽ trở lại bình thường
Để bệnh ổn định lâu dài và cuộc sống của họ có ý nghĩa thì gia đình cần biết cách chăm sóc họ đúng phương pháp và họ phải nhận được sự hỗ trợ của hàng xóm, bà con, đồng nghiệp…
Tổ truyền thông