Chỉ đạo tuyến

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN

Cùng với sự hình thành và phát triển của bệnh viện, phòng Chỉ đạo tuyến ngày càng hoàn chỉnh về tổ chức nhân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ chỗ tổ phụ trách công tác tuyến đã phát triển thành phòng Chỉ đạo tuyến như ngày nay.

Phòng Chỉ đạo tuyến có nhiệm vụ:

  • Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới, trình giám đốc Bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.
  • Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
  • Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.
  • Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, trình giám đốc Bệnh viện vào báo cáo cấp trên.
  • Tổ chức thống kê, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy chế Bệnh viện.

Trải qua các thời kỳ, phòng Chỉ đạo tuyến luôn giữ vững truyền thống và ngày càng phát triển.

Lãnh đạo đầu tiên là bác sĩ Nguyễn Thanh Quang Vũ người đã đặt nền móng rất quan trọng khi triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Chăm sóc sức khỏe Tâm thần cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đức Nhuận là xã đầu tiên thực hiện chương trình.

Hiện nay bác sĩ Đặng Trong phụ trách phòng Chỉ đạo tuyến. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được phủ rộng khắp 100% xã/phường, huyện/thành phố trên toàn tỉnh.

Tổ chức nhân sự được kiện toàn với 04 cán bộ, nhân viên:

- 01 bác sĩ chuyên khoa I

- 01 bác sĩ

- 02 điều dưỡng.

Bệnh viện đã thiết lập đầy đủ và hoàn chỉnh mạng lưới chỉ đạo tuyến tới 14 huyện / thành phố, 184 xã, phường toàn tỉnh (với 168 xã, phường thực hiện CTMTQG, 16 xã, phường thực hiện chương trình địa phương), quản lý 5762 bệnh nhân ( gồm 2839 bệnh nhân tâm thần phân liệt, 2709 bệnh nhân động kinh, 214 bệnh nhân loạn thần khác). Các hoạt động giám sát, hỗ trợ cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt hơn, kết quả bệnh nhân dùng thuốc đều trên 80%, bệnh nhân đạt tình trạng bệnh ổn định trên 82%, xóa bỏ tình trạng bệnh nhân tâm thần bị xiềng xích.

Hiện nay, ngoài quản lý và điều trị bệnh Tâm thần phân liệt và Động kinh, Bệnh viện Tâm thần và phòng Chỉ đạo tuyến đang có kế hoạch thực hiện quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm tại cộng đồng.

Ngoài ra, phòng Chỉ đạo tuyến còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, chuyển giao 1816 cho tuyến dưới, thực hiện nghiên cứu khoa học liên quan đến sức khỏe tâm thần cộng đồng.

Trong quá trình hoạt động, phòng Chỉ đạo tuyến nhiều lần được tặng bằng khen, giấy khen và các danh hiệu thi đua.