Khoa chống nhiễm khuẩn

 

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIỆT KHUẨN QUA CÁC TEST CHỈ THỊ HÓA HỌC - SINH HỌC.

 A.. Kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn ta cần những công đoạn sau:

  1. Kiểm tra tiếp xúc --> xem và nhận biết, phân loại và sắp xếp các gói đồ nào đã qua tiệt khuẩn hay chưa. (giống như lá gói bánh , qua luộc sẽ đổi màu)
  2. Kiểm tra lò--> kiểm tra khả năng hút chân không của lò hơi nước; không khí có bị rò rỉ hay không trong quá trình tiệt khuẩn; hơi nước có đủ khả năng xuyên thấu được hay không?
  3. Kiểm tra gói --> kiểm tra xem tình trạng tiệt khuẩn có vào tận sâu bên trong từng gói được không ? (giống như nhân của bánh có chín hoàn toàn không? hay chỉ chín vòng bên ngoài).
  4. Kiểm tra cả khối / mẻ hấp --> kiểm tra đối chứng , đại diện của 1 chỉ thị sinh học.

 -------------------

  1. Để làm các công đoạn này, các A/C cần tìm hiểu giúp mình :
  2. Loai lò hơi nước bv mình đang dùng: Lò Trọng lực ( Graviy Steam) hay lò hút chân không thì đầu ( Pre-vaccum Steam ? Dynamic Air Removal Steam)
  3. Chu trình mình đang xài là chu trình nào ( 121oC x 30' hay 132-134oC x 3-4'). Từ đây xem mình đang vận hành có đúng hay không? có thể tham khảo sách hướng dẫn của ló hơi.
  4. Các phase hoạt động của lò Trọng lực : làm nóng hơi nước --> dùng hơi nước phun vạo buồng lò + gia tăng áp suất --> đuổi khí lạnh tồn dư (condense gas) ra khỏi lò --> phase tiệt khuẩn ( thường 121oC x 30 ) --> giai đoạn sấy khô . Tổng thời gian khoảng 60 phút.
  5. Các Phase hoạt động của ló Hút chân không ( Pre-vaccum steam): Làm nóng ---> hút chân không - hút hết khí lạnh (condense gas) ra ngoài --> tiệt khuẩn ( thường là 132oC x 4 phút --> hút chân không sấy khô. Tổng thòi gian khoảng 45-50 phút.

 --------------------

  1. Phân biệt lò Trọng lực (Gravity Steam ) và lò hút chân không ( pre-vaccum steam)

- Đồng hồ áp suất: Chúng ta nhìn đồng hồ áp suất trên lò. Với lò hút chân không thì đồng hồ này sẽ có chỉ số âm, vì nó sẽ có chu trình hút chân không áp lực âm ở giai đoạn đầu.

- Kiểu dáng: Thường thì lò hút chân không sẽ là dạng lò đứng, hình hộp.

- Thế hệ: lò hút chân không là thế hệ sau này, hiện đại, tiện lợi, chất lượng hơn. Các nước phát triển bây giờ ít dùng loại lò trọng lực nữa rồi.

- Khuyết điểm của lò trọng lực : sau thời gian sử dụng , gói đồ sau khi hấp, lúc lấy ra hay bị ướt ==> nguy cơ tái nhiễm rất cao khi tay của nhân viên cầm vào.

 --------------------

  1. Cách loại chỉ thị:

- Chỉ thị hóa học : là các loại chỉ thị có các thành phần hóa học trên nó. Các thành phần hóa học này sẽ thay đổi màu sắc sau khi qua trình tiệt khuẩn, tiếp xúc với hơi nước nhiệt độ cao. ( ISO 11140-1:2005). Chỉ thị này hiện được phân loại thành 6 cấp ( 6 classes) theo ISO 11140.

- Chỉ thị sinh học : là dạng ống đóng sẵn, bên trong chứa các bào tử tiêu chuẩn khác nhau phù hợp cho từng công nghệ tiệt khuẩn. Các ống CTSH này sẽ đưa vào tiệt khuẩn. Sau TK, ta sẽ kiểm chứng sự sống còn của nha bào này để xác định chất lượng tiệt khuẩn của lò. Mỗi loại hình TK sẽ có loại CTSH phù hợp và phải thỏa mãn ISO 11138. Thời gian cho kết quả của test này hiện này là 1 giờ ( với lò hơi hút chân không) và 30 phút ( với lò trọng lực - chu trình flash - nhiệt độ 132oC).

 -----------------------

  1. Chỉ thị hóa học (ISO 11140-1):

 - Class 1 - PROCESS INDICATOR = Băng keo chỉ thị --> xác định qua TK hay chưa bằng sự thay đổi màu sắc. Đối với băng keo chỉ thị nhiệt, chỉ cần thay đổi màu là đạt vì nó chỉ cần ở nhiệt độ 90-110oC là đã thay đổi màu rồi. Không nhất thiết phải thay đổi màu đậm hay nhạt.

 -Class 2 - BOWIE-DICK TYPE INDICATOR - Specific indicator. ==> test Bowie-Dick.

 - Class 3 - SINGLE VARIABLE INDICATOR ==> hiện nay không dùng nữa.

 - Class 4 - MULTI-VARIABLE INDICATOR ==> VN ta hay gọi là test đơn thông số; test 2 thông số ==> thường phản ánh Nhiệt độ - Thời gian.

 - Class 5 - INTEGRATING INDICATOR ==> VN ta hay goi là test đa thông số; test áp suất ==> phản ánh tất cả các thông số tiệt khuẩn như: Nhiệt độ; thời gian; áp suất; hơi nước ....

 - Class 6 - EMULATING INDICATOR ==> Tạm dịch là CT đích. Nghĩa là nó chỉ dùng cho 1 chu trình nhất định. VD CTHH dành cho chu trình (cycle) 121oC x 30' thì chỉ dùng cho chu trình này. KHông dùng cho chu trình 132oC x 4' được, và ngược lại. CTHH này ít dùng tại VN vì đặc thù bv có thể có 2 loại lò khác nhau, chạy 2 -3 loại chu trình khác nhau, nên nếu dùng thì sẽ dễ bị lẫn lộn. Ngoài ra hiện nay vẫn đang tranh cãi tính hiệu quả giữa class 5 và class 6.

 ( Thanh sẽ tham khảo kỹ thêm tài liệu và trình bày với các AC về bài test CTHH này cũng như phân loại test nhóm 5 - nhóm 6. Mục đích là sử dụng hiệu quả nhất với điều kiện mình đang có)

 --------------------------------

  1. Sủ dụng các test trong thực hành hàng ngày.
  2. Với lò trọng lực :

 1.1 Băng keo chỉ thị nhiệt

 1.2. Test Bowie- Dick ==> KHÔNG DÙNG VÌ KHÔNG ĐÚNG CHỨC NĂNG.

 1.3. Test class 4 : dùng cho gói đồ vải.

 1.5. Test class 5: dùng cho gói dụng cụ. Hoặc có điều kiện thì dùng luôn 1243A cho tất cả các loại gói. Vì tính hiệu quả, ngưỡng phản ánh của class 5 tốt hơn class 4

 1.6. Test sinh học : 1 test / tuần / lò. Tốt hơn là 1 test / lò / ngày. Tốt nhất 1 test / mẻ. LƯU Ý TẤT CẢ CÁC MẺ HẤP DÀNH CHO PT CẤY GHÉP, CHỈNH HỈNH, TIM MẠCH CAN THIỆP... PHẢI CÓ 1 TEST SINH HỌC.

  1. Với lò hút chân không: Dùng tất cả các loại Băng keo chỉ thị nhiệt + Test BD + Class 4 + 5 / class 5 + test sinh học.