ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn phổ tự kỷ từng được gọi là tự kỷ nhủ nhi, tự kỷ sớm ở trẻ nhỏ, tự kỷ ở trẻ em, tự kỷ Kanner. Một số từ ngữ khác đã được sử dụng bao gồm cả rối loạn tự kỷ, rối loạn Asperger và rối loạn phát triển lan tỏa không biệt định. Rối loạn phổ tự kỷ là khuyết tật phát triển suốt đời, đặc trưng bởi khiếm khuyết sự tương tác và giao tiếp xã hội, sự hạn chế và lặp đi lặp lại các ham thích và hành vi.
Trong những năm gần đây ở hầu hết các nghiên cứu của các nước trên thế giới chỉ ra rằng có sự gia tăng rõ rệt tỷ lệ trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ. Đã đặt các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nguyên nhân và phương pháp can thiệp điều trị. Hiện nay mô hình can thiệp điều trị cũng chưa thống nhất và còn tiếp tục nghiên cứu. Tại các nước trên Thế giới do chưa có chính sách tổng thể về trẻ rối loạn phổ tự kỷ mang tầm quốc gia, nên các gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ không biết đưa đến nơi nào để can thiệp, hơn nữa các cơ sở can thiệp chuyên biệt cũng không đồng nhất về phương pháp điều trị. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu cho rằng cần có phương pháp can thiệp có tính phối hợp của cả hệ thống từ y tế, giáo dục, cộng đồng và gia đình để trẻ sớm được can thiệp và hòa nhập cộng đồng.
Để có thể tìm hiểu một cách tổng quan về các phương pháp can thiệp điều trị cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, chúng tôi thực hiện Chuyên đề: “Các nguyên tắc và mô hình can thiệp, điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại gia đình và cộng đồng”, nhằm mục tiêu:
1. Tổng quan nguyên tắc can thiệp, điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em.
2. Đánh giá các phương pháp can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em dựa vào cộng đồng hiện nay.