THỰC HIỆN MÔ HÌNH CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN KẾT HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa rõ nguyên nhân của rối loạn tự kỷ, nên chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu; có các phương pháp sinh học và giáo dục tâm lý chuyên biệt thường được sử dụng tùy theo triệu chứng và mức độ phát triển của trẻ. Tuy nhiên phương pháp điều trị sinh học được sử dụng chỉ để giảm các triệu chứng liên quan với rối loạn tự kỷ, nhưng thành công hạn chế; chính vì vậy hiện nay phương pháp can thiệp giáo dục tâm lý chuyên biệt thường được chú trọng nhiều hơn nhằm điều chỉnh các triệu chứng của rối loạn tự kỷ đồng thời giúp trẻ mau chóng ổn định và hòa nhập cộng đồng.

Có rất nhiều hướng tiếp cận khác nhau về phương pháp giáo dục tâm lý chuyên biệt cho các trẻ tự kỷ như ABA, TEACCH, PECS, Floortime, …Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ thì vẫn còn nhiều điều phải bàn luận. Các chương trình giáo dục phải bao gồm các tiêu chí: (1) Nội dung chương trình giảng dạy phù hợp trên các lĩnh vực; (2) Hướng dẫn có hệ thống và các quyết định đưa ra phải dựa trên cơ sở dữ liệu; (3) Các hỗ trợ cá nhân và dịch vụ; (4) Môi trường dễ hiểu hoặc có cấu trúc. (5) Cách tiếp cận chức năng cho các vấn đề hành vi. (6) Có sự tham gia của gia đình trong chương trình giáo dục. Trong đó phương pháp TEACCH đáp ứng các tiêu chí như trên.

Các chuyên được bệnh viện mời về tập huấn cho nhân viên y tế tại bệnh viện và tuyến xã phường

Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Communication Handicapped Children) được xây dựng bởi Eric Schopler. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả cao của chương trình TEACCH cho trẻ em bị tự kỷ. Phương pháp TEACCH như một cách tiếp cận toàn diện dựa trên sự hợp tác giữa các chuyên gia và cha mẹ cũng như các môi trường giáo dục khác.

Việc sử dụng các nguồn lực gia đình và giáo dục để thúc đẩy một môi trường học tập phù hợp, sắp xếp môi trường, đồng thời hỗ trợ trực quan là những thành phần của chương trình TEACCH. Chương trình TEACCH còn có hiệu quả trong việc ứng dụng để rèn luyện nâng cao thể chất. Sử dụng phương pháp TEACCH giáo viên có thể xây dựng chương trình dịch chuyển nâng cao kỹ năng theo một trình tự phù hợp với môi trường, mục tiêu đề ra và có lịch trình cụ thể nhằm đưa trẻ thực hiện được các kỹ năng sinh hoạt nâng cao thể chất của chúng. Để đảm bảo thành công khi sử dụng phương pháp TEACCH là mỗi trẻ là một cá nhân; chương trình phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của trẻ.

Tập huấn cho phụ huynh trẻ tự kỷ 

 

Mô hình can thiệp bằng phương pháp TEACCH:
- Trẻ rối loạn phổ tự kỷ sẽ được đánh giá mức độ phát triển các kỷ năng bằng thang đánh giá PEP-3:
• Thang PEP-3 sẽ do các cử nhân tâm lý đánh giá trực tiếp qua 07 kỷ năng: bắt chước, nhận thức giác quan, vận động tinh, vận động thô, phối hợp mắt tay, kỷ năng tư duy, khả năng ngôn ngữ.
• Mỗi kỷ năng sẽ được xác định được tuổi phát triển của trẻ theo kỷ năng đó, sau đó chỉ số phát triển của trẻ được tính theo công thức: IQ = (TUỔI PHÁT TRIỂN / TUỔI ĐỜI) * 100.
• Dựa trên chỉ số phát triển theo từng kỷ năng sẽ xác định mức độ khiếm khuyết của trẻ ở kỷ năng nào cần phải can thiệp.
- Sau khi hội chẩn xác định kỷ năng khiếm khuyết cần phải can thiệp thì các chuyên gia sẽ sử dụng các bài tập cụ thể của phương pháp TEACCH để can thiệp nhằm nâng kỷ năng khiếm khuyết của trẻ dần đạt được đến đúng tuổi đời của trẻ.
- Phương pháp can thiệp TEACCH bao gồm:
+ 298 bài tập cụ thể theo từng chức năng, kỷ năng của trẻ (có sách hướng dẫn cụ thể dễ thực hiện), cụ thể:
• Kỷ năng bắt chước có 29 bài tập;
• Kỷ năng cảm nhận có 23 bài tập;
• Vận động tổng quát có 43 bài tập;
• Vận động tinh có 26 bài tập;
• Phối hợp mắt bàn tay có 39 bài tập;
• Kỷ năng nhận thức có 32 bài tập;
• Khả năng lời nói có 35 bài tập;
• Khả năng tự lập có 19 bài tập;
• Khả năng xã hội có 23 bài tập;
• Hành vi có 29 bài tập.
+ Mỗi bài tập theo từng chi tiết các chức năng phù hợp tuổi phát triển.
+ Mỗi bài tập có mô tả cụ thể chi tiết về mục đích, mục tiêu bài tập; dụng cụ cần để luyện tập trẻ và hướng dẫn tiến trình luyện tập.

Can thiệp cá nhân tại bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi

- Trẻ được can thiệp tại bệnh viện theo phương pháp TEACCH trung bình 01 giờ/ngày, do các cử nhân tâm lý và điều dưởng đã được tập huấn, đào tạo.
- Gia đình của trẻ khi được can thiệp chuyên biệt tại bệnh viện sẽ được tư vấn, hướng dẫn và kiến tập quá trình luyện tập cho trẻ theo các bài tập; đồng thời được cung cấp tài liệu theo từng bài tập nhằm ứng dụng ngay khi đưa trẻ về nhà.
- Gia đình sẽ tiếp tục can thiệp trẻ tại nhà theo các bài tập, trung bình 03 giờ/ngày.
- Y, bác sĩ phụ trách tâm thần tuyến xã phường được cung cấp các tư liệu liên quan đến bài tập của phương pháp TEACCH, để tiếp tục hàng tháng đến nhà trẻ nhằm động viên, giúp đở và đánh giá tình hình tuân thủ can thiệp trẻ của gia đình. Bên cạnh đó cùng với gia đình giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến sức khỏe và các chế độ chính sách của trẻ tại địa phương.

Can thiệp nhóm tại bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi

- Hàng tháng hoặc theo định kỳ, trẻ sẽ được đánh giá tiếp tục hiệu quả can thiệp và xác định tuổi phát triển các kỷ năng của trẻ nhằm tiếp tục thực hiện các bài tập nâng cao nhằm mục đích hoàn thiện các chức năng, kỷ năng của trẻ đạt được đến tuổi đời thực tế. Từ đó giúp trẻ cải thiện được các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.
- Định kỳ 06 tháng, bệnh viện sẽ sử dụng thang CARS để đánh giá sự cải thiện các triệu chứng của trẻ; nếu trẻ có chỉ số thang CARS < 30 điểm sẽ được tư vấn đưa trẻ vào các môi trường hòa nhập cộng đồng (đi nhà trẻ, đi học phổ thông…).
Qua việc ứng dụng thực hiện phương pháp TEACCH tại bệnh viện kết hợp với gia đình và mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tuyến xã phường đã đem lại hiệu quả trên nhiều mặt, cụ thể:
(1) Cải thiện tốt các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ; đặc biệt giúp trẻ mau hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt vấn đề giao tiếp xã hội và điều chỉnh các hành vi bất thường của trẻ;
(2) Chi phí can thiệp giảm nhiều so với tình trạng đưa trẻ đi can thiệp tại các trung tâm can thiệp chuyên biệt ngoài tỉnh. Đặt biệt các dụng cụ can thiệp theo phương pháp TEACCH thường chỉ sử dụng những dụng cụ thường có tại gia đình hoặc các dụng cụ thông thường sẵn có tại địa phương;
(3) Mô hình can thiệp có sự phối hợp của gia đình làm tăng thêm tình thương và giải tỏa tâm lý cho các bậc phụ huynh đối với sự phát triển của trẻ;

Chuyên gia trực tiếp hướng dẫn cho phụ huynh của trẻ

(4) Mô hình can thiệp có sự kết hợp can thiệp của gia đình và mạng lưới y tế xã phường đã nâng cao nhận thức cho cộng đồng về rối loạn tự kỷ, từ đó giúp cho việc phát hiện sớm, can thiệp sớm các trẻ tự kỷ tại cộng đồng;

(5) Can thiệp trẻ tự kỷ tại cơ sở chuyên biệt kết hợp với can thiệp tại gia đình và mạng lưới y tế xã phường theo phương pháp TEACCH sẽ giúp cho sự liên kết, thống nhất xuyên suốt cả hệ thống can thiệp, qua đó có sự hỗ trợ đánh giá và can thiệp kịp thời để giúp trẻ mau giảm bớt các triệu chứng khiếm khuyết cũng như giúp trẻ mau chóng hòa nhập cộng đồng;
(6) Mô hình can thiệp trên cũng là nền tảng cho sự mở rộng phát triển trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở chăm sóc trẻ em khác trong xã hội.


BSCKII Nguyễn Thanh Quang Vũ