Bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi triển khai tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy năm 2019

Nhằm nâng cao nhận thức trong công tác phòng cháy chữa cháy, xác định rõ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả đối với công tác phòng cháy, chữa cháy nâng cao năng lực, vai trò của lực lượng PCCC tại cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và mỗi viên chức, người lao động trong công tác PCCC.

Chiều ngày 14/11/2019tại Hội trường Bệnh viện Tâm thần có tổ chức tập huấn Phòng cháy chữa cháy cho toàn thể nhân viên tại Bệnh viện. 

Buổi tập huấn có hai nội dung chính:

1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao ý thức tổ chức chấp hành pháp luật và kiến thức về PCCC cho cán bộ công chức, viên chức có hiệu quả trong các buổi họp giao ban quý, hàng tháng.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về vệ sinh an toàn lao động - phòng chống cháy nổ, ngày toàn dân PCCC ngày 4/10 và các hoạt động hưởng ứng PCCC khi có yêu cầu.

- Hàng quý tiến hành tự kiểm tra các phương tiện, công cụ PCCC như bình chữa cháy, thiết bị điện và một số công cụ khác phục vụ cho việc PCCC tại đơn vị. Kiểm tra các phòng chuyên môn việc sắp xếp kho, tài liệu và một số thiết bị có để ngăn nắp, cách xa vị trí dễ cháy như: đèn, cầu dao điện và các thiết bị sử dụng điện, có đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC.
- Trang bị các phương tiện dụng cụ PCCC tại đơn vị phù hợp với yêu cầu chữa cháy từng khu vực, phải để nơi dễ thấy, dễ lấy.
- Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, viên chức, người lao đông trong toàn đơn vị.
- Xây dựng phương án giả định nếu có cháy nổ xảy ra:

+ Phương án sơ tán thoát nạn (các đường thoát hiểm, phương tiện thoát hiểm ):
Chuẩn bị đầy đủ các lực lượng và phương tiện để chủ động xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản của cơ quan, đơn vị. Khi xảy ra sự cố cháy nên xác định đường thoát hiểm để hướng dẫn bệnh nhân ra khỏi đám cháy.

+ Phương án sơ tán người bệnh, cứu người (đặc biệt đối với người bệnh không có hoặc bị hạn chế khả năng vận động tự thoát nạn):

Khi có báo cháy đến khi người bệnh được sơ tán đến điểm tập kết an toàn cần phải nêu rõ từng việc, từng người có trách nhiệm với người bệnh đặc biệt quan tâm đến người bệnh không tự vận động thoát nạn được.

+ Phương án sơ tán trang thiết bị y tế, tài sản và sơ tán các phương tiện cần thiết khác.

2. Công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy:

-Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra công tác PCCC và triển khai công tác tự kiểm tra chủ động khắc phục các yếu tố không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ quan, đơn vị.

- Chủ động tự kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nội dung, hồ sơ văn bản có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, đơn vị.

Tập thể và cá nhân tại Bệnh viện Tâm thần luôn tích cực chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy, chủ động giải quyết kịp thời và có hiệu quả các sự cố cháy, nổ. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi cháy nổ xảy ra nhằm kiềm chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản tại cơ quan, không để các tình huống xấu nhất xảy ra.

Nguyễn Thị Phương Mạnh

Phòng Hành chính - Tổ chức