Hưởng ứng “tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2020

Để hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm nay với chủ đề: “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”. Nhằm Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Thực hiện công văn số 686/SYT-NVY ngày 10/4/2020 của Sở Y tế Quảng Ngãi về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2020; Được sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện, bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2020 triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 với chủ đề “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm” với nội dung như sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định về pháp luật quảng cáo.

Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân trong chế biến, phục vụ thực khách.

Tuân thủ các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

2. Chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng:

Tăng cường công tác truyền thông trên môi trường trực tuyến nhằm hạn chế sự tập trung đông người; tăng cường hoạt động hỗ trợ truyền thông kết nối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước.

Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn cả nước.

Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trái pháp luật.

Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương.

3. Người tiêu dùng thực phẩm :

Lựa chọn, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.

Cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

Hiểu rõ tác hại của sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa hàm lượng methanol cao.

Thông tin tới các cơ quan chức năng nơi gần nhất khi có các dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Người viết: Nguyễn Thị Hoài Nhi